Chaebol – Giới siêu giàu Hàn Quốc

Chaebol – Giới siêu giàu Hàn Quốc

Chaebol được xem là mô hình độc đáo trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh. Từ những năm 1960, sự hỗ trợ của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các tập đoàn tăng trưởng và gia nhập nhiều thị trường. Đây chính là công thức đã đưa Hàn Quốc ra khỏi nghèo đói. Từ đó đến nay, đế chế Chaebol ngày càng mở rộng và chiếm ưu thế ở Hàn Quốc.

1. Chaebol là gì?

Chaebol (재벌) là những tập đoàn có nguồn vốn lớn và có tác động lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội Hàn Quốc.

Tài phiệt (財閥 – âm hán của Chaebol) là một thuật ngữ kinh tế chỉ một nhóm các nhà tư bản độc quyền hoặc các doanh nghiệp có quyền lực lớn trong giới kinh doanh. Hay có thể hiểu là một nhóm các nhà tư bản lớn được tạo thành từ gia đình hoặc họ hàng. Tài phiệt có thể dùng quyền lực tài chính của mình để chi phối kinh tế, chính trị, quân sự của đất nước.

Thuật ngữ Chaebol có nguồn gốc từ Jaibatsu của Nhật Bản. Chaebol được sử dụng làm thuật ngữ đại diện cho “nhóm doanh nghiệp lớn” theo “Đạo luật Thương mại Công bằng”.

>> Xem thêm: Kỳ tích sông Hán – Cú “chuyển mình” của Đại Hàn Dân Quốc

2. Quá trình hình thành và phát triển của Chaebol

Sự hình thành và thiết lập ban đầu của hệ thống Chaebol (Đầu những năm 1950 – trước cuộc khủng hoảng IMF)

Sau khi chính phủ Hàn Quốc thành lập năm 1948, đã thực hiện việc giải ngân ưu đãi tài sản, phân bổ đặc quyền viện trợ và các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng. Đó là cơ sở cho sự hình thành Chaebol trong những năm 1950. Vào những năm 1950, ngành công nghiệp (xay xát, đường, kéo sợi bông) phát triển vượt bậc nhờ vào viện trợ nguyên liệu thô và tư liệu sản xuất. Đây là cơ hội cho các tập đoàn Hàn Quốc tích lũy tài sản. Vào cuối thời gian này, Samsung, Samho và Gaepung,.. đã nổi lên như các Chaebol với một số công ty con trực thuộc.

Trong thời kỳ chính trị hỗn loạn đầu những năm 1960, các doanh nhân với kinh nghiệm quản lý kinh doanh, nắm bắt được cơ hội đầu tư mới và phát triển thành Chaebol. Sau đó, Chính phủ dưới thời Tổng thống Park Chung-hee đã thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ ngành xuất khẩu nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Trong suốt những năm 1960, hầu hết 10 tập đoàn hàng đầu đã biến các ngành công nghiệp mới nổi khu vực thứ nhất và thứ hai làm trung tâm cho ngành công nghiệp nhẹ.

Hệ thống Chaebol thiết lập (Những năm 1970 – trước cuộc khủng hoảng IMF)

Đến những năm 1970, các Chaebol lớn bắt đầu mở rộng quy mô một cách nghiêm túc. Chính phủ không tiếc tiền hỗ trợ để thúc đẩy xuất khẩu công nghiệp nặng và hóa chất. Thông qua đó, các Chaebol không chỉ thống trị các ngành công nghiệp chủ chốt như công nghiệp nặng, hóa chất,… mà còn vận hành các doanh nghiệp quy mô lớn. Từ đó thiết lập sự thống trị nền kinh tế Hàn Quốc.

Cuối những năm 1970, các Chaebol phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Đầu tư vào ngành công nghiệp nặng, hóa chất trở nên dư thừa. Xuất khẩu giảm do suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, các Chaebol đã củng cố cơ cấu quản trị của họ. Việc tái cấu trúc các doanh nghiệp diễn ra theo hình thức tập trung vốn. Các tập đoàn đã lấy lại khả năng cạnh tranh của mình thông qua việc hợp nhất các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng.

Trong những năm 1980, các Chaebol càng củng cố sự thống trị đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Họ còn thống trị trong ngành khai thác bằng cách mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng cách sở hữu cổ phiếu ngân hàng, các Chaebol chiếm một vị trí thuận lợi trong các khoản vay tài chính.

Kể từ năm 1988, sự tự do hóa đã diễn ra mạnh mẽ dưới áp lực của Hoa Kỳ. Đỉnh điểm là khi chính quyền Kim Young-sam thúc đẩy chính sách “toàn cầu hóa” và gia nhập OECD. Thành công của các Chaebol là có thể thoát khỏi sự kiểm soát của quyền lực nhà nước và dần chiếm được ưu thế trong quan hệ song phương.

Củng cố hệ thống Chaebol (sau khủng hoảng ngoại hối IMF đến nay)

Hệ thống Chaebol sau khủng hoảng tài chính cho thấy những đặc điểm khác biệt rõ rệt so với trước.

Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, chính phủ thực hiện chính sách cải tổ Chaebol. Các quy định về tín dụng đã được nới lỏng trong những ngành công nghiệp chính được lựa chọn. Chẳng hạn như nới lỏng quy định quản lý tín dụng, giảm các hạn chế về tổng đầu tư,… Sức nặng và tầm ảnh hưởng của các Chaebol đối với nền kinh tế Hàn Quốc nói chung đã mở rộng hơn so với trước cuộc khủng hoảng. Kết quả là hệ thống Chaebol đi theo hướng mạnh lên thay vì suy yếu.

Sự phát triển của Tập đoàn Samsung rất đáng chú ý trong cuộc khủng hoảng. Năm 1997, tổng tài sản và GDP của Samsung lần lượt chiếm 26% và 10% trong 5 Chaebol hàng đầu. Vào năm 2012, hai chỉ số này đã tăng lên thành 48% và 20%. Nói cách khác, riêng Samsung đã chiếm gần 1/2 tổng doanh số của 5 tập đoàn hàng đầu. Và số lượng bán ra tương đương 1/5 tổng GDP của Hàn Quốc.

3. Ảnh hưởng của Chaebol

Kinh tế

Nền kinh tế Hàn Quốc hiện được chia thành hai khu vực với rất nhiều rào cản. Bao gồm nền kinh tế Chaebol và nền kinh tế còn lại. Hàng chục tập đoàn Chaebol chi phối toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2011, tổng doanh thu của 4 Chaebol lớn là:

  • 203,9 nghìn tỷ KRW đối với Samsung.
  • 122,9 nghìn tỷ KRW đối với Hyundai Motor Group.
  • 97 nghìn tỷ KRW đối với SK.
  • 90,6 nghìn tỷ KRW đối với LG.

Sự đóng góp của các Chaebol vào GDP Hàn Quốc trong nhiều năm gần đây cho thấy nền kinh tế nghìn tỷ đô này đang ngày càng phụ thuộc vào các tập đoàn lớn. Trong đó 5 tập đoàn đứng đầu là Samsung, Hyundai, SK Group, LG và Lotte. Đây cũng là 5 tập đoàn đang chiếm khoảng 50% giá trị thị trường chứng khoán Hàn Quốc.

Các tập đoàn lớn hầu hết thuộc các Chaebol đang mở rộng với tốc độ khủng khiếp và dần chuyển đổi thành các tập đoàn toàn cầu.

Báo chí & Truyền thông

Báo chí bảo thủ chiếm 33,85% doanh số quảng cáo của mỗi tờ báo lớn trong năm 2009. Mặt khác, phe tiến bộ, Hankyoreh và Kyunghyang Shinmun, lần lượt chiếm 5,45% và 5,17% trong năm 2007. Có thể nói rằng quảng cáo đóng vai trò chính trong việc định hướng quan điểm chính trị về phía những người bảo thủ.

Các Chaebol thống trị phương tiện truyền thông thông qua thị trường quảng cáo. Năm 2009, 4 Chaebol chính chiếm 12,57% tổng thị trường quảng cáo.

Chính trị

Hệ thống Chaebol có sức ảnh hưởng lớn đến nền chính trị Hàn Quốc. Từ khi chưa nhậm chức, các chính trị gia đã xây dựng mối quan hệ với các tập đoàn này để nhận được sự hỗ trợ về tài chính lẫn chính trị trong các cuộc tranh cử. Cũng vì lí do này, hệ thống Chaebol đã và đang ngày càng có nhiều quyền lực hơn.

Xã hội

Sự tập trung quyền lực kinh tế của các Chaebol ngày càng mạnh hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và lao động tự do đang rơi vào tình trạng điêu đứng. Xung đột giữa họ và các công ty Chaebol diễn ra ngày càng thường xuyên.

Tuy nhiên, các Chaebol từ chối liên quan đến trách nhiệm xã hội. Họ đang trở nên quá lớn và đe dọa nền dân chủ trong xã hội Hàn Quốc. Nếu quyền lực mạnh mẽ của Chaebol không được điều chỉnh, thì rất khó để cải cách chính trị và xã hội. Chẳng hạn như việc làm, lao động, phúc lợi, tiền lương và giáo dục.

Việc làm

Nghề luật sư cũng nhận được cái nhìn nhức nhối của dư luận. Các phán quyết có lợi cho Chaebol được sắp xếp thông qua các hoạt động vận động hành lang. Trong giới học thuật, ngày càng có nhiều các học giả ủng hộ Chaebol để tìm kiếm nguồn đầu tư cho việc nghiên cứu.

Các giám đốc điều hành và nhân viên của các công ty Chaebol cũng nhận được mức lương khủng. Mức lương trung bình hàng năm của các CEO của Samsung Electronics là 5,9 tỷ won/người. Và mức lương trung bình hàng năm của nhân viên là 90 triệu won. Hyundai Motor Company cũng thu về trung bình 89 triệu won. Không có nhiều sự khác biệt giữa các tập đoàn khác.

4. Một số Chaebol tiêu biểu

Trong số 10 tập đoàn hàng đầu chiếm 1/2 nền kinh tế Hàn Quốc có thể gọi Samsung, SK, Hyundai Motor và LG là Big 4. Tất nhiên, Tập đoàn Samsung, nơi đặt trụ sở của Samsung Electronics, là một đẳng cấp khác trong Big 4.

Samsung Group

Năm 1938, khởi đầu của Tập đoàn Samsung là Hiệp hội Thương mại Samsung. Năm 1951, Samsung C&T được thành lập, tập trung vào lĩnh vực thương mại. Samsung C&T là nền móng cho sự phát triển sau này. Vào năm 1969, Samsung Electronics được thành lập. Sau đó mua lại Korea Semiconductor vào năm 1974 và tham gia vào lĩnh vực kinh doanh chất bán dẫn.

Samsung được coi là một công ty trở nên mạnh mẽ hơn trong cuộc khủng hoảng IMF. Trái ngược với thực tế là các tập đoàn hàng đầu đã bị xóa sổ dưới thời IMF. Samsung phát triển ở nhiều lĩnh vực kinh doanh như: công nghiệp điện tử, chế biến thực phẩm, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, quảng cáo, xây dựng, đóng tàu,…Tất cả những lĩnh vực đều phát triển mạnh mẽ và đem về doanh thu lớn.

Samsung hiện đang là tập đoàn Tài phiệt đa ngành có quy mô và ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế của Hàn Quốc. Với tổng doanh thu lên tới 144 tỷ USD/năm, chiếm 70% GDP đất nước.

SK Group

Công ty mẹ là Sunkyung Textile đến năm 1998 đổi tên thành SK Group. Các công ty chủ chốt trong sự phát triển của tập đoàn là SK Energy (trước đây là Yugong) trong những năm 80. Và SK Telecom (trước đây là Korea Mobile Communications) trong những năm 90. Sau khi được SK Telecom mua lại vào năm 2012, SK Hynix đã trở thành công ty lớn nhất trong tập đoàn. SK Telecom có ​​giá 20 nghìn tỷ won. SK Innovation (trước đây là SK Energy) định giá 15 nghìn tỷ won. Và SK Networks, công ty mẹ, khoảng 1,5 nghìn tỷ won.

Hyundai Group

Tập đoàn Hyundai là tập đoàn đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp nặng. Và là một trong những tập đoàn đóng góp nguồn lực không nhỏ cho quá trình tái thiết của Hàn Quốc. Đây là một trong số ít những chaebol sơ khai vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay. Hiện nay, quy mô và tầm ảnh hưởng của Hyundai tại Hàn Quốc chỉ sau tập đoàn Samsung.

Vốn hóa thị trường của Hyundai Motor Group là 29 nghìn tỷ won đối với Hyundai Motor, 24 nghìn tỷ won đối với Mobis và 17 nghìn tỷ won đối với Kia Motors.

LG Group

Tập đoàn LG được thành lập vào năm 1947 với nền móng lần lượt là Lakhee Chemical Industry và Geumsung. Sau đó trở thành LG Chem và LG Electronics.

Doanh thu của tập đoàn là 24 nghìn tỷ cho LG Chem. 20 nghìn tỷ cho LG H&H và 12 nghìn tỷ cho LG Electronics.

LG Chem đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của thị trường pin xe điện. Và LG H&H đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm Trung Quốc. Lợi nhuận hoạt động của LG Electronics đóng vai trò quan trọng nhất trong nguồn tiền của tập đoàn. Đây là những công ty đã phát triển ổn định cùng với nền kinh tế Hàn Quốc.

Tổng hợp bởi: Zila Team

Zila là trung tâm chuyên về du học Hàn Quốcluyện thi Topik có trụ sở tại Hồ Chí Minh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc, Zila là một trong những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín nhất hiện nay. Gần như tất cả thông tin du học Zila đều có thể giải đáp và cung cấp đến học viên và phụ huynh. Bất kỳ thắc mắc về điều kiện du học Hàn Quốc, trường đại học Hàn Quốc, chi phí du học Hàn Quốc, học bổng du học Hàn Quốc… đều được đội ngũ Zila tư vấn một cách tận tình. Liên hệ ngay Zila để được giải đáp mọi thông tin một cách ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁCMIỄN PHÍ. Hoặc bạn có thể xem thêm Dịch vụ tại Zila Education.

LIÊN HỆ NGAY

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA

☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM
☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)

☞ CN2: ZILA – Tầng 3 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM
☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)

Email: contact@zila.com.vn
Website: www.zila.com.vn
Facebook: Du học Hàn Quốc Zila

Chia sẻ


Hotline: 0909.120.127
Chat Facebook
Gọi tư vấn