[2024] Chứng minh tài chính du học Hàn Quốc như thế nào?

[2024] Chứng minh tài chính du học Hàn Quốc như thế nào?

Chứng minh tài chính du học Hàn Quốc là yêu cầu bắt buộc với du học sinh. Đây là thủ tục cần thiết thể hiện bạn đủ điều kiện kinh tế, chi trả cho việc học. Do đó, việc am hiểu và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình sẽ giúp bạn thuận lợi làm hồ sơ. Vậy làm thế nào để chứng minh tài chính khi du học Hàn Quốc? Hãy khám phá nội dung tiếp theo từ Zila nhé!

I. Chứng minh tài chính là gì? Vì sao cần phải chứng minh tài chính?

Chứng minh tài chính

Chứng minh tài chính (Financial Proofing), chứng minh năng lực tài chính (Demonstrate Financial Capacity) hay chứng minh khả năng tài chính (Demonstrate Financial Capability) là thủ tục cần thiết. Đây là việc cần phải làm trước khi sang nước ngoài để thể hiện khả năng kinh tế của bạn.

Tình trạng nhập cư trái phép hay cư trú, làm việc bất hợp pháp quả là một vấn đề gây khó khăn. Đặc biệt trong quá trình quản lý xuất nhập cảnh của nhiều quốc gia phát triển. Vì vậy họ đưa ra yêu cầu chứng minh tài chính để hạn chế tình trạng trên. Phần lớn các quốc gia đều yêu cầu chứng minh thu nhập bằng sổ tiết kiệm. Bạn cần có sổ đáp ứng số tiền tương đương theo yêu cầu. Tùy vào mục đích như du học, du lịch, công tác, khám chữa bệnh… mà sổ có giá trị tiền khác nhau. 

Vì sao cần phải chứng minh tài chính?

Đối với các quốc gia phát triển, việc chứng minh tài chính là một yêu cầu bắt buộc. Ngoài việc thể hiện năng lực kinh tế, đây cũng được xem như biểu thị cam kết thực hiện đúng mục đích xuất ngoại. Nhờ vào đó việc xin visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán hay làm thủ tục tại Cục xuất nhập cảnh cũng diễn ra thuận lợi.

Mục đích chính của việc này nhằm kiểm soát, giảm thiểu và hạn chế các hành vi bỏ trốn, định cư bất hợp pháp tại các quốc gia lưu trú. Đặc biệt là du học Hàn Quốc, khi tình trạng bất hợp pháp tại Hàn Quốc ngày càng nhiều.

II. Quy định về chứng minh tài chính du học Hàn Quốc

Theo quy định về chứng minh tài chính du học Hàn Quốc cần bắt buộc có sổ tiết kiệm ngân hàng:

1). Đối với năm đầu học tiếng Hàn:

  • Sổ tiết kiệm có tối thiểu 10,000 USD và nên gửi kỳ hạn 12 tháng, Sổ tiết kiệm gửi vào ngân hàng trước 3 đến 6 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa.
  • Bên cạnh đó, du học sinh Việt nam có thể gửi Sổ đóng băng tại ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam như Shinhan hoặc Woori Bank. Sổ loại này cần có 10,000$ dành cho Những trường chưa được chứng nhận (TOP 3) hoặc trường bị hạn chế thì bắt buộc phải làm sổ này. Một số trường TOP 1% hay được chứng nhận vẫn có thể buộc phải làm sổ đóng băng tùy theo yêu cầu của Trường.

2). Đối với học chuyên ngành Đại học hoặc Cao học: Sổ tiết kiệm có tối thiểu 20,000 USD và được gửi trước 3 tháng khi nộp hồ sơ xin visa. Nên gửi kỳ hạn 12 tháng.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý một điều rằng việc làm sổ đóng băng 10,000$ không chỉ phụ thuộc vào ngôi trường bạn chọn. Sổ đóng băng còn tạo lợi thế cho chính bạn khi trường hay Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán xét hồ sơ. Nếu bạn bất lợi về điều kiện học vấn thì có thể làm sổ này để tăng tỷ lệ đậu cho mình.

(Anh Thư – DHS Hàn Quốc kỳ T9/2019 của Zila là DHS Việt Nam đầu tiên làm sổ đóng băng 10,000$ tại Woori Bank)

>> Xem ngay: Điều kiện du học Hàn Quốc mới nhất

III. Thủ tục chứng minh tài chính du học Hàn Quốc

Thủ tục chứng minh tài chính du học Hàn Quốc nhìn chung không quá phức tạp. Chủ yếu là sổ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh thu nhập và giấy cam kết bảo lãnh tài chính.

1. Sổ tiết kiệm

Đây là loại sổ bắt buộc khi cần chứng minh tài chính. Yêu cầu sổ gốc được mở từ giao dịch tại ngân hàng, sổ mở online không được chấp nhận. Bạn nên lưu ý hình thức du học hệ tiếng, hệ chuyên ngành Hàn Quốc D2 để chuẩn bị số tiền tương ứng.

Trường hợpNội dung

Điều kiện đối với sổ tiết kiệm cần nộp cho Đại Sứ Quán / Lãnh Sự Quán

  • Sổ tiết kiệm (bản gốc và bản sao)/ Hoặc sổ đóng băng tại ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam.
  • Giấy xác nhận số dư được ngân hàng cấp trong vòng 30 ngày trước khi nộp hồ sơ (bản gốc)
  • Sổ tiết kiệm không phải là sổ chuyển quyền/chuyển nhượng hay sổ tiết kiệm của Quỹ tín dụng. Người đứng tên trên sổ có thể là người bảo trợ tài chính (bố, mẹ) hoặc chính học sinh, sinh viên. Trong trường hợp không có sổ tiết kiệm đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, Zila sẽ có những hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Đối với các trường hợp đăng ký người bảo lãnh

  • Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh (bản dịch tiếng Anh có công chứng). Người bảo lãnh phải là bố mẹ đẻ, hoặc anh chị em ruột. Riêng trường hợp bố mẹ đẻ đã mất hoặc đều đang ở Hàn Quốc, người bảo lãnh có thể là anh/chị ruột hoặc anh rể/chị dâu (có quốc tịch Hàn Quốc)
  • Giấy tờ chứng minh tài chính của người bảo lãnh: Chứng minh nghề nghiệp, xác nhận khả năng thu nhập hàng tháng… (bản dịch tiếng Anh có công chứng)
  • Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực của địa phương về chữ ký (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).

Sinh viên được Giáo sư Hàn Quốc của khoa, trường Đại học nhập học bảo lãnh

  • Cam kết bảo lãnh tài chính (trong đó nêu rõ giá trị học bổng, thời hạn học bổng và đóng dấu cá nhân của Giáo sư) (bản gốc)
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu cá nhân của giáo sư (bản gốc)
  • Giấy chứng nhận nghề nghiệp của giáo sư do trường cấp (bản gốc)
  • Giấy chứng minh tài chính của giáo sư (giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy xác nhận phí nghiên cứu…) (bản gốc)

2. Chứng minh thu nhập hàng tháng

Theo quy định, để chứng minh thu nhập, người bảo lãnh được yêu cầu nộp đầy đủ các giấy tờ. Các hồ sơ chứng minh và cam kết bảo lãnh giấy tờ đã chứng thực bởi địa phương. Chuẩn bị hồ sơ chứng minh thu nhập càng kỹ thì càng giúp bạn tự tin và tăng cao cơ hội đậu visa hơn.

Trường hợpNội dung

Đối với người bảo lãnh làm công ăn lương

  • Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất
  • Thu nhập từ hộ kinh doanh cá thể
  • Giấy giải trình thu nhập (nếu cần)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh (xác thực địa phương)
  • Tờ khai thuế

Đối với người bảo lãnh có thu nhập từ công ty, doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
  • Tờ khai thuế (3 – 6 tháng gần nhất)
  • Sao kê tài khoản công ty
  • Báo cáo tài chính và hoặc báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Hợp đồng giao dịch của công ty
  • Giấy tờ liên quan đến góp vốn, cổ phần, chia lợi tức

Đối với người bảo lãnh có thu nhập từ cho thuê tài sản

  • Giấy chứng nhận sở hữu tài sản: sổ đỏ, sổ hồng, cà vẹt
  • Hợp đồng cho thuê
  • Chứng từ thanh toán

Tùy vào trường hợp, Đại sứ quán/Lãnh sự quán yêu cầu bổ sung giấy tờ khác nhau. Bạn có thể liên hệ Zila để được tư vấn chi tiết hơn.

3. Cam kết bảo lãnh tài chính

Ngoài sổ tiết kiệm và giấy tờ chứng minh thu nhập thì cam kết bảo lãnh tài chính cũng là giấy tờ không thể thiếu. Người cam kết bảo lãnh tài chính thường là bố mẹ của học viên. Trong trường hợp bố mẹ mất thì người thân ruột thịt (ông bà, anh chị em, cô dì chú bác…) trong sổ hộ khẩu sẽ là người bảo lãnh. Điều quan trọng là giấy cam kết bảo lãnh tài chính cần phải có xác thực của địa phương.

Trong trường hợp bạn hoặc người bảo lãnh sở hữu các tài sản có giá trị lớn. Cụ thể như bất động sản, ô tô hoặc doanh nghiệp/công ty… thì bạn cần bổ sung các giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ đỏ, Sổ hồng, giấy đăng ký xe, giấy phép đăng ký kinh doanh…

Lưu ý: Việc chứng minh tài sản không thể thay thế sổ tiết kiệm hay chứng minh thu nhập.

IV. Cách chứng minh tài chính du học Hàn Quốc áp dụng với từng đối tượng

Du học tự túc

  • Chứng minh khả năng thu nhập bình quân của bố mẹ (bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)
  • Sổ tiết kiệm bản gốc và bản sao (nộp trước thời gian nộp hồ sơ 6 tháng, có tối thiểu trong sổ tiết kiệm $10,000)
  • Giấy cam kết bảo lãnh tài chính (có chứng thực của địa phương, kèm bản dịch tiếng Anh có công chứng nhà nước)

>> Xem thêm: Du học Hàn Quốc tự túc có khó không?

Công ty Hàn Quốc bảo lãnh cho đi học tiếng Hàn

  • Giấy tờ chứng minh về tư cách pháp nhân, giấy bảo lãnh, bản cam kết bảo lãnh tài chính của công ty Hàn Quốc
  • Hợp đồng lao động (bản photo)
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản của công ty Hàn Quốc

Trường hợp có học bổng du học Hàn Quốc

  • Giấy nhập học (bản gốc)
  • Giấy xác nhận học bổng (có đóng dấu của trường)
  • Bằng tốt nghiệp, bảng điểm (bản gốc và bản dịch sang tiếng Anh có công chứng nhà nước)

Tùy vào điều kiện của mỗi bạn mà hồ sơ chứng minh tài chính du học Hàn Quốc có yêu cầu khác nhau. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ và chính xác nhất. Việc chuẩn bị hồ sơ cẩn thận sẽ hạn chế được các sai sót xảy ra. Hy vọng với bài viết trên của Zila, các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết cho quá trình chuẩn bị hồ sơ du học của mình.

Tổng hợp bởi: Zila Team

>> Xem thêm:

 

Đăng ký tư vấn ngay để Zila có thể hỗ trợ bạn mọi thông tin du học nhanh nhất nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Zila là trung tâm chuyên về du học Hàn Quốcluyện thi Topik có trụ sở tại Hồ Chí Minh. Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc, Zila là một trong những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín nhất hiện nay. Gần như tất cả thông tin du học Zila đều có thể giải đáp và cung cấp đến học viên và phụ huynh. Bất kỳ thắc mắc về điều kiện du học Hàn Quốc, trường đại học Hàn Quốc, chi phí du học Hàn Quốc, học bổng du học Hàn Quốc… đều được đội ngũ Zila tư vấn một cách tận tình. Liên hệ ngay Zila để được giải đáp mọi thông tin một cách ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁCMIỄN PHÍ. Hoặc bạn có thể xem thêm Dịch vụ tại Zila Education.

LIÊN HỆ NGAY

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA

☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM
☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)

☞ CN2: ZILA – Tầng 3 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM
☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)

Email: contact@zila.com.vn
Website: www.zila.com.vn
Face: Du học Hàn Quốc Zila

Chia sẻ


Call Now Button